Th04 28, 2021 / Theo Bientapbien 01 / in
Ma sát và dung dịch bôi trơn
Dung dịch bôi trơn làm giảm ma sát và hao mòn giữa các bộ phận chuyển động, không để cho các bề mặt của chúng chạm vào nhau (Hình 2).
Các lực ma sát F R tác động ngược với hướng chuyển động (Hình 3).
Các lực ma sát phụ thuộc chủ yếu vào
• Lực thẳng góc FN
• Đặc tính bề mặt bôi trơn của các mặt trượt • Bôi trơn
• Phối hợp hai vật liệu (lưỡng kim) • Loại ma sát
Đặc tính bề mặt bôi trơn, phối hợp vật liệu tiếp xúc, bôi trơn và loại ma sát được tính đến qua hệ số ma sát μ. Các hệ số ma sát được xác định bằng thử nghiệm (Bảng 1).
Các lực ma sát FRđược tính bằng hệ số ma sát μ và lực thẳng góc FN Nếu lực đẩy F nhỏ hơn lực FR ma sát tĩnh (Hình 3), thì các bộ phận di chuyển không ngược với nhau (Ma sát tĩnh).
Khi lực đẩy F lớn hơn, các bộ phận trượt lên nhau (Ma sát trượt). Trong khi trượt chậm, thí dụ từ bàn dụng cụ (bàn xe dao) trên bộ phận dẫn hướng, xảy ra thay đổi liên tục giữa ma sát hãm và trượt. Điều này dẫn đến việc trượt bị giật, xóc (hiệu ứng dính trượt) và ngăn cản sự định vị chính xác của bàn trượt. Trong bợ trục lực ma sát FR gây ra một mômen xoắn ma sát MR (Hình 4) là tích số của lực ma sát FR và bán kính trục r:
Trạng thái ma sát
Ma sát rắn. Trong ma sát rắn thì các bề mặt chạm, trượt lên nhau và làm bằng bề mặt nhấp nhô (Hình 1, trang 385).
Sự phối hợp bất lợi của hai vật liệu và áp suất bề mặt lớn làm các bề mặt bị hàn dính với nhau (gặm mòn).
Ma sát hỗn hợp. Phát sinh khi bắt đầu chuyển động hay bôi trơn không đủ. Bề mặt trượt chạm lẫn nhau ở một số nơi (Hình 2). Các lực ma sát sinh ra và độ mài mòn thấp hơn đối với ma sát rắn. Tình trạng này không thể chấp nhận được khi hoạt động liên tục. Ma sát nhớt (ma sát chất lỏng). Điều kiện lý tưởng là có được nhiều chất bôi trơn giữa các bề mặt trượt, làm chúng hoàn toàn tách rời nhau (Hình 3).
Vì vậy lực ma sát rất nhỏ, được hình thành qua chuyển động trượt lên nhau của các phân tử chất bôi trơn.
Các loại ma sát
Ma sát trượt xảy ra giữa hai chi tiết trượt lên nhau, chẳng hạn như trong một bợ trục bạc trượt (Hình 4).
Ma sát lăn được gọi là lực đề kháng được khắc phục khi hai chi tiết lăn lên nhau. Trong ma sát lăn các chi tiết chạm vào nhau theo dạng điểm hay dạng đường thẳng, chẳng hạn như trong vòng bi đũa hình trụ giữa các con lăn hình trụ và vòng trong (Hình 5). Ma sát trượt và lăn là một loại ma sát mà trong đó ma sát lăn và ma sát trượt xảy ra cùng một lúc. Các viên bi của ổ lăn chạm vành ngoài trên một đường thẳng, tức là trên đường kính khác nhau của các rãnh (Hình 6).
Bởi vì các đường kính tiếp xúc khác nhau nên trong một đoạn đường di chuyển nhất định của bi sẽ có những đoạn đường di chuyển khác nhau ở chu vi rãnh trượt. Vì thế chuyển động lăn có liên kết với một chuyển động trượt. Do đó ổ lăn bắt buộc phải được bôi trơn.
Dung dịch bôi trơn
Các chức năng quan trọng của dung dịch bôi trơn là:
• Giảm ma sát • Tản nhiệt
• Giảm chấn động va chạm • Loại bỏ các hạt mài mòn
• Chống ăn mòn
Dung dich bôi trơn cần có những đặc điểm sau đây:
• chịu áp lực • thay đổi độ nhớt ít
• ít ma sát trong • điểm bốc cháy cao
• không có axit và nước • điểm cháy cao
• tính bám dính • giới hạn chảy thấp
• không có các thành phần rắn • Tính bền chống lão hóa
Tính chất của dung dịch bôi trơn. Độ nhờn (độ nhớt) là thước đo của ma sát trong của dung dịch bôi trơn xẩy ra giữa các phân tử dung dịch bôi trơn. Chất lỏng có độ nhớt cao (thí dụ như mật ong) thì đặc, những thứ có độ nhớt thấp (thí dụ như nước) thì lỏng (Hình 1, trang 386).
Giới hạn chảy là nhiệt độ mà tại đó các dung dịch bôi trơn dưới điều kiện thử nghiệm còn chảy. Điểm bốc cháy là nhiệt độ mà tại đó dung dịch bôi trơn phát triển thành khí có thể cháy. Tại điểm cháy dung dịch bôi trơn hình thành khí đốt tiếp tục tự cháy sau khi bắt lửa. Điểm bắt lửa là nhiệt độ mà tại đó một hỗn hợp khí của dung dịch bôi trơn - hỗn hợp không khí tự bốc cháy
Các loại dung dịch bôi trơn
Dung dịch bôi trơn dạng lỏng. Dầu khoáng sản hoặc các loại dầu tổng hợp thường được sử dụng làm dung dịch bôi trơn (Bảng 1).
Dầu khoáng sản có nguồn gốc từ dầu mỏ và bao gồm các chuỗi hydrocarbon có độ nhớt cao hơn và thấp hơn tùy thuộc vào chiều dài chuỗi phân tử. Dầu khoáng sản có chứa các chất bổ sung (chất phụ gia) giữ được độ nhớt không thay đổi, đặc biệt là trong một phạm vi nhiệt độ rộng hơn, thí dụ tăng cường độ nén và khả năng chống lão hóa (Hình 1). Tùy loại, chúng có thể được sử dụng giữa -200C đến 1000C. Dầu khoáng sản qua các chất phụ gia có thể thích ứng được trong một phạm vi nhiệt độ. Dầu tổng hợp chủ yếu có nhiều tính năng thuận lợi hơn về mặt tương quan giữa độ nhớtnhiệt độ và có sức chống lão hóa cao hơn so với dầu khoáng, nhưng lại đắt tiền. Mỡ bôi trơn. Mỡ bôi trơn được làm từ các loại dầu khoáng sản hay dầu tổng hợp, được làm đặc với xà phòng bari, natri, và lithium thành dung dịch bôi trơn dạng nhão. Chúng được sử dụng trong ổ bi và ổ bạc trượt, thí dụ như khi các ổ này phải được bít kín chống bụi.Dung dịch bôi trơn rắn. Chất bôi trơn rắn được sử dụng, nếu màng phim của các loại dầu bôi trơn hay mỡ bôi trơn không thể hình thành do tốc độ trượt thấp hoặc khi nhiệt độ hoạt động rất thấp hoặc rất cao (Bảng 2).
Dung dịch bôi trơn rắn được sử dụng thí dụ như bột than chì, molypđen đisulfua (MoS2) và nhựa PTFE. Các hạt của bột than chì và MoS2 có dạng tấm nhỏ. Trong khe bôi trơn chúng làm bằng phẳng mặt nhấp nhô của vật liệu và trượt lên nhau (Hình 2).
Chất bôi trơn rắn thường được trét dưới dạng bột nhão hoặc keo sơn (sơn trượt) trên bề mặt. Trong dạng bột nhão chúng được kết hợp với dầu và được sử dụng để bôi trơn trong phạm vi ma sát hỗn hợp, thí dụ, cho bộ truyền động trục vít và ốc vít. Keo sơn là chất bôi trơn rắn được kết hợp với nhựa cứng. Chúng bôi trơn trục ren và đường trượt.
Email của bạn sẽ không công khai. Những mục có dấu * là bắt buộc