0 0
0
No products in the cart.

Đưa máy hoặc thiết bị vào vận hành

1.Cụm lắp ráp điện (Hình 2)

hinh2-cum-thiet-bi-dien
 


Trong khu vực thiết bị sản xuất cụm lắp ráp điện được xem như là phân hệ (hệ thống con) của tổng thể thiết bị. Do đó nó đã được nhà sản xuất kiểm tra trước khi lắp ráp. Với những kiểm tra này thì nó phải cung cấp được tất cả hiệu suất yêu cầu. Ngoài việc đưa vào vận hành, nhân viên được ủy quyền còn kiểm soát những điểm sau đây:
• Kiểm tra mạng cho mạch điện chính và mạch điện điều khiển.
• Kiểm tra lỗi về việc đặt cáp.
• Kiểm soát và sử dụng cầu chì.
• Kiểm tra điện thế đưa vào.
• Kiểm tra các biện pháp bảo vệ.
• Kiểm tra hệ thống làm nguội.
• Kiểm soát tất cả các quy định có được thực hiện hay không.
2.Cụm lắp ráp khí nén và điện khí nén (Hình 3)

hinh3-cum-thiet-bi-dien-khi-nen
 


Việc đưa vào vận hành cụm lắp ráp khí nén tiềm ẩn những rủi ro về tai nạn cho nhân viên lắp máy, thí dụ như những chức năng bị lỗi của cơ cấu truyền động (xi lanh khí nén, động cơ khí nén). Để tránh những rủi ro này, người ta đề nghị cách tiến hành sau đây:
• Kiểm tra số liệu kỹ thuật (áp suất khí nén, điện thế của mạch điện nơi thiết bị điện khí nén)
• Kiểm tra hệ thống đường ống và độ kín tại các cổng nối của nó.
• Kiểm soát các vị trí cơ bản của các bộ phận hoạt động và van.
• Thử nghiệm trình tự hoạt động từng bước không có chi tiết, điều chỉnh lại theo nhu cầu.
• Kiểm tra chạy với toàn bộ quy trình điều khiển không có chi tiết
• Thực hiện chạy thử có chi tiết
• Bàn giao máy cho khách hàng.
Trong khi đưa vào vận hành thì không được phép đưa tay vào trong phạm vi nâng của xi lanh, vì những xi lanh nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây thương tích.

3.Cụm lắp ráp thủy lực (Hình 1)

hinh1-cac-cum-khi-nen
 


Do áp suất cao và lực lớn nên cần phải đặc biệt cẩn thận với việc đưa vào vận hành những nhóm bộ phận thủy lực một cách có hệ thống. Những điểm sau đây cần lưu ý:
• Kiểm tra vị trí của hệ thống đường ống, không có điện áp, việc gắn chặt và bán kính uốn của ống.
• Kiểm soát bồn dầu dự trữ, bộ lọc, ống hút, hệ thống dẫn dầu và bình áp suất.
• Làm đầy thiết bị với chất lỏng có áp suất cho phép của nhà sản xuất với độ nhớt được quy định.
• Chỉnh và niêm chì van an toàn để giới hạn áp suất theo quy định của nhà sản xuất.
• Xả gió ra ngoài hệ thống thủy lực sau khi khởi động bơm thủy lực cũng như thoát khí lần nữa khi đạt được nhiệt độ hoạt động.
• Kiểm tra những vị trí rò rỉ trong toàn bộ thiết bị.
4.Cụm lắp ráp cơ khí (Hình 2)

hinh2-cac-bo-phan
 


Cụm thiết bị cơ với yêu cầu độ dung sai rất nhỏ để hoạt động không bị lỗi. Trước khi vận hành cần lưu ý:
• Kiểm tra sự kết nối quay nhẹ êm (tính dễ di chuyển) của bộ ly hợp trên trục
• Kiểm soát việc bôi trơn
• Kiểm soát việc cân chỉnh các phần của bộ ly hợp
• Kiểm tra lực xuyên tâm tối đa
• Kiểm tra sự mất cân bằng của bộ ly hợp khi hoạt động
• Kiểm tra bằng mắt toàn bộ bề mặt và hình dạng
5.Chẩn đoán lỗi khi đưa vào vận hành
Ít nhất một yêu cầu mà không được đáp ứng thì bị xem như có lỗi. Lỗi là nguyên nhân đưa đến sự gián đoạn hoặc trục trặc hệ thống. Phần lớn lỗi xảy ra ở máy là do lỗi ở cấu kiện, ở lắp ráp hay lỗi ở nghiệm thu. Lỗi thường liên quan đến chi phí cũng như nguy hiểm đến con người và máy móc nên sự thực hiện việc chẩn đoán lỗi một cách có hệ thống (giới hạn lỗi) rất quan trọng. Những lỗi có thể nhận thấy dễ dàng qua nghe, thấy hoặc ngửi. Vị trí lỗi có thể như nơi phát ra âm thanh, vị trí khét với mùi cháy tại điểm đặt cáp hoặc khói và vị trí bị rò rỉ dầu. Những lỗi ẩn tàng khó nhận biết có thể được xác định do hệ thống chẩn đoán lỗi, thí dụ do đo áp suất, kiểm tra điện thế, dòng điện hoặc điện trở (Hình 3).

hinh3-tren-man-hinh
 


Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không công khai. Những mục có dấu * là bắt buộc

Chat hỗ trợ
Chat ngay