1.Bulông
Bulông không được chịu tải cắt (trừ vít định vị) cũng như uốn. Để tránh bị tải uốn, thí dụ như tại các bề mặt tiếp xúc của chi tiết đúc, các bề mặt áp (tì) với các đầu bulông được lã phẳng (Hình 1 - giữa).
Các bulông được phân biệt qua hình dạng đầu, kích thước thân, kích thước ren và các chi tiết khác (Hình 2 và 3 và Hình 1, trang 369).
Phân loại theo hình dạng đầu Bulông đầu lục giác (sáu cạnh) cung cấp một cơ chế dẫn tốt cho các dụng cụ siết hoặc mở ren. Ở một số kiểu như ren thường hay ren nhuyễn thì ren được tiện đến đầu bulông. Đầu này thường có một gờ đĩa tì. Bulông trụ với lục giác chìm được sử dụng khi khoảng cách giữa các bulông nhỏ hoặc đầu bulông không được nhô ra từ các chi tiết. Bulông lục giác chìm được sản xuất dưới dạng bulông đầu cao (h = d), đầu thấp và dạng có độ bền cao có hoặc không có phần dẫn chìa khóa. Bulông đầu sáu cạnh và bulông trụ với lục giác chìm được sử dụng nhiều nhất trong chế tạo máy.
Bulông lã với đầu lục giác chìm có chiều cao đầu thấp hơn so với bulông có lỗ lục giác bên trong. Chúng được sử dụng phần lớn khi các chi tiết với thành dầy thấp được gắn chặt với những tấm mỏng. Vì đầu dạng hình nón của nó nên định tâm với chi tiết. Vít rãnh được siết chặt với một tuốc nơ vít. Vi thế chúng được cung cấp với một kích thước ren tương đối nhỏ. Các lực kẹp đạt được ít hơn nhiều, thí dụ như so với vít lục giác. Vít có rãnh chữ thập có thể siết chặt hơn vít rãnh do bề mặt mang theo sâu và rộng hơn và tự định tâm qua vặn vít.
Phân loại theo dạng thân
Với vít cấy (goujon) ren trong của cấu kiện được giữ gìn, thí dụ như tua bin, thân máy, bợ trục (Hình 1).
Người ta ngăn chặn việc quay theo khi siết chặt hay nới lỏng đai ốc bằng cách vặn vít cấy vào thật mạnh hoặc khóa với chất keo dán. Vít cấy được sử dụng thay cho bulông có đầu khi kết nối phải được tháo ra thường xuyên. Đối với bulông đàn hồi chịu lực, chẳng hạn như thanh truyền và kết nối mặt bích ở áp suất cao, thân bulông mỏng dài khi siết chặt bị kéo dài đàn hồi (Hình 2).
Do đó bulông chịu lực không cần phải hãm ren. Đường kính thân lớn khoảng 90% đường kính lõi vít. Nếu muốn bulông chịu lực đáp ứng nhiệm vụ của nó đúng cách, thì lực siết ban đầu phải cao (Trang 375). Bulông đàn hồi chịu lực được sử dụng khi chịu tải động và ở chiều dài thân lớn. Bulông định vị chính xác được sử dụng khi kết nối bulông phải chịu lực ngang hoặc vị trí của các chi tiết với nhau được bảo đảm (Hình 3).
Kết nối bằng bulông định vị rất tốn kém vì thân bulông được mài và các lỗ được doa. Chốt ren được sử dụng chủ yếu để bảo đảm vị trí của các chi tiết với các đùm trên trục quay và trục. Phần cuối của nó thường được tôi cứng và có hình dạng khác nhau tùy theo cách siết chặt trên trục (Hình 4).
Vít siết thép lá (tôn) được tôi cứng và có ren cạnh bén với bước ren lớn (Hình 5). Chúng được sử dụng để ghép các tấm kim loại có độ dày đến 2,5mm. Khi siết vào, chúng tự tạo ra ren đai ốc. Vít khoan có cấu trúc tương tự như các vít siết thép lá (tôn), nhưng ở đầu thân có thêm mũi khoan để khoan các lỗ bít (Hình 5).
Điều này cho phép khoan tấm có bề dày đến 10mm. Vít khoan chảy đòi hỏi vòng quay cao khi siết vào. Bằng cách ép lên vít, nhiệt ma sát được sinh ra giữa mũi vít hình côn và tấm: Vật liệu tấm bắt đầu chảy. Qua đó xuất hiện lỗ bít, vít tạo thành ren đai ốc trong lỗ này (Hình 6).
Khi nguội ren trong co lại với vít được vặn vào. Vì vậy thường không cần thiết bổ sung thêm khóa cho vít
Đai ốc
Đai ốc được sản xuất tùy theo mục đích sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau (Bảng 1)
Đai ốc sáu cạnh thường được sử dụng trong kết nối với bulông đầu lục giác. Các lực kéo tác động được truyền qua các đầu bulông và đai ốc trên các chi tiết máy. Khi siết chặt kết nối bulông bị kéo ra, ngược lại đai ốc bị ép lại theo hướng dọc trục. Điều này tạo ra sự khác biệt bước ren giữa bulông và đai ốc, làm ảnh hưởng bước ren đầu tiên chịu tác động mạnh nhất. Tác động lên các bước ren sau đó giảm dần đi (Hình 1).
Email của bạn sẽ không công khai. Những mục có dấu * là bắt buộc