Th04 28, 2021 / Theo Bientapbien 01 / in
Mục đích sử dụng
Với chốt, người ta làm nên kết nối tháo ra được.
Chốt được sử dụng làm
• Chốt định vị để bảo đảm vị trí các chi tiết (Hình 1).
• Chốt gắn chặt cho kết nối lực và/hoặc cho kết nối chắc.
• Chốt cắt để ngăn ngừa thiệt hại cho các chi tiết máy.
Các dạng chốt
Phân loại theo dạng
• Chốt trụ • Chốt côn • Chốt có khía
Chốt trụ chủ yếu được sử dụng như là chốt định vị (Hình 1). Chốt trụ không tôi được sản xuất với bậc dung sai h8 và m6, chốt được tôi được sản xuất với bậc dung sai m6 (Hình 2).
Chốt đã tôi được sử dụng cho các chi tiết chịu áp lực cao. Để tạo điều kiện dễ dàng cho lắp ráp, chốt được vát cạnh. Để không khí thoát ra khỏi lỗ đáy trong quá trình lắp ráp, chốt trụ với rãnh dọc được sử dụng. Để tháo gỡ những chốt này có lỗ ren trong chốt (Hình 2). Ở các chốt trụ tôi cứng, dữ liệu về đường kính, chiều dài và vật liệu được đưa vào trong ký hiệu. Với chốt không tôi cứng có thêm bậc dung sai trong ký hiệu, chẳng hạn như chốt trụ ISO 2338 - 6m6 - 30 - St. Một dung sai hở hoặc trung gian tùy thuộc vào kích thước thật của lỗ và chốt trong quá trình lắp ráp với các lỗ khoan doa (Bậc dung sai H7).
Thí dụ: 2 tấm có lỗ 6H7 được ghép với một chốt trụ 6m6. Độ hở tối đa và độ dôi tối đa là bao nhiêu?
Lời giải: Đối với các kết nối 6 H7/m6 cho ta từ sách bảng tra cứu:
Kích thước tối đa của lỗ khoan GoB = 6,012mm
Kích thước tối thiểu của lỗ khoan GuB = 6.000mm
Kích thước tối đa trục GoW = 6,012mm
Kích thước tối thiểu trục GuW = 6,004mm
Độ hở tối đa PSH = GoB - GuW = 6,012mm - 6,004mm = 0.008mm
Độ dôi tối đa PÜH= GuB - GoW = 6.000mm - 6,012mm = - 0,012mm
Chốt côn thường được sử dụng như là chốt gắn chặt. Nó có hình nón, độ côn C = 1: 50 (Hình 3).
Trong ký hiệu thông tin về dạng, đường kính côn nhỏ, chiều dài và vật liệu được đưa vào, thí dụ như chốt côn tiêu chuẩn ISO 2339 - A - 5 x 40 – St. Chốt côn lắp căng sẽ đàn hồi khi bị đóng bằng búa đẩy vào trong lỗ khoan. Tuy nhiên các kết nối bằng lực và bằng khớp được hình thành lại không chắc chắn khi bị rung. Để tháo ra từ lỗ cụt, người ta sử dụng các chốt côn với ren bên ngoài hoặc bên trong (Hình 3). Chốt có khía được sử dụng cho việc kết nối các chi tiết chịu tải thấp ít khi phải tháo ra (Hình 4).
Nó có ba khía dọc trên chu vi bị biến dạng đàn hồi do lắp căng vào trong lỗ gắn đã được gia công bằng lưỡi khoan xoắn.
Đối với các kết nối chốt, thường là đủ nếu phần cuối của chốt cắm vào lỗ khoan tiếp nhận của các chi tiết với một đoạn dài tương ứng với đường kính chốt (Hình 1).
Với chi tiết dày, các lỗ chốt được khoan rộng ra để giữ gìn dụng cụ doa và tạo điều kiện dễ dàng cho lắp ráp. Đối với việc tháo các chốt có thể làm thêm các lỗ khoan thông (Hình 1). Đối với các chốt tiếp nhận lực ngang lớn, phải tính biến dạng trượt cho tiết diện có nguy cơ bị cắt đứt (Hình 2) và áp lực tối đa trên bề mặt cho các lỗ khoan (Bảng 1). Những ứng suất cắt được tính từ lực tác dụng F ở phần có nguy cơ chia cho mặt cắt chốt S:
Email của bạn sẽ không công khai. Những mục có dấu * là bắt buộc