0 0
0
No products in the cart.

Kết nối trục – đùm (P2)

Kết nối lực (ma sát)
Với kết nối lực phù hợp thì đùm và trục có thể ghép căng với bất cứ góc nào. Các trục láng và không bị suy yếu vì rãnh và lỗ khoan ngang. Kết nối bằng lực siết lò xo vòng (vòng chặn lò xo) được tạo thành bằng cách thắt chặt lẫn nhau các cầu kiện hình côn (Hình 2).

hinh2-ket-noi-can-bang
 

Qua một lực hướng trục tạo ra bởi bulông các vòng được nới rộng hướng tâm hay ép vào nhau và lắp căng trục và đùm với nhau. Ống ép là những phần tử kẹp bằng thép đàn hồi với các rãnh tiện trên đường kính bên ngoài và lỗ trong (Hình 3).

hinh3-ong-ep
 

Bằng cách siết chặt các vít kẹp thì thành đứng hơi xiên được làm thẳng và đường kính bị thay đổi một chút. Kết nối bằng đệm khía (đệm hình sao) được hình thành bởi kẹp xiết theo hướng trục của những đệm vòng có xẻ rãnh hướng tâm dạng côn dẹt (Hình 4).

hinh4-ket-noi-dem
 

Những tấm vòng được ép thẳng sẽ ép vào lỗ khoan của bộ phận ngoài và trục. Số lượng của những đệm vòng lệ thuộc vào mômen xoắn phải truyền đi. Bạc kẹp kết nối trục và đùm từ lực được tạo ra bằng thủy lực (Hình 5).

hinh5-bac-kep
 

Giữa trục và đùm là bạc thép hai vách, ở giữa được điều vào một dung môi ép với một mặt bích. Trong mặt bích là một pittông vít, khi quay pittông vít thì dung môi ép vào bạc. Các bạc nở ra lên trục và đùm và tạo ra một kết nối ma sát. Một viên bi thép ngăn việc giảm áp.

Khóa chặn trục

Kết nối dạng khớp (kết nối chặt) trục-đùm và các thành phần như ổ bi, có thể dịch chuyển trên các trục hoặc lỗ, phải được bảo đảm an toàn theo  chiều dọc trục. Khóa được thực hiện qua kết nối chặt (khớp) hay kết nối lực ma sát. Khóa trục theo dạng khớp. Các lực dọc trục tác động phụ thuộc vào loại cơ cấu khóa và các cấu trúc thiết kế của các chi tiết máy (Hình 1).

hinh1-khoa-truc
 

Thí dụ, các rãnh ở trục cho một vòng chặn có một khoảng cách đủ lớn từ đầu trục. Mặt tựa của chi tiết máy được giữ an toàn nên nằm sát vòng chặn với diện tích tiếp xúc càng lớn càng tốt. Nếu các chi tiết máy với cạnh vạt lớn hay bo tròn cần được chặn, chúng được hỗ trợ thêm đệm chịu hoặc vòng chặn được sử dụng với các tai (vấu) phân bố ở chu vi. Các cơ cấu khóa dạng khớp đòi hỏi gia công thêm cho trục. Điều này có thể dẫn đến việc suy yếu của tiết diện trục, tác dụng khía bổ sung hoặc mất cân bằng. Khóa trục theo dạng lực ma sát. Với các chi tiết khóa trục theo dạng lực ma sát, chẳng hạn như đai ốc xẻ rãnh hoặc các loại đai ốc có lỗ vặn, có thể tránh những bất lợi trên. Bên cạnh vị trí an toàn hướng trục của các cấu kiện bất kỳ, có thể điều chỉnh chính xác với các đai ốc trên, thí dụ độ dôi (độ rơ) của ổ đũa côn hay ổ đũa trụ hướng trục qua việc vặn đai ốc răng nhuyễn của trục. Việc khóa được thực hiện qua biến dạng của một đai ốc có lỗ vặn được với một bulông lục giác chìm (Hình 2 - trên) hoặc bằng chốt ren được ép vào chốt an toàn lên thân ren của trục ren (Hình 2 - dưới).

hinh2-khoa-truc
 


Khóa chặn trục được sử dụng là:
• Vòng hãm
• Vòng chặn
• Vòng hãm với tai
• Đai ốc xẻ rãnh
• Vòng đệm hãm
 


Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không công khai. Những mục có dấu * là bắt buộc

Chat hỗ trợ
Chat ngay