0 0
0
No products in the cart.

Nguyên lý động cơ rung (máy massage, đầm, thiết bị di động)

1/ Sự ra đời động cơ rung

Động cơ rung được phát triển vào năm 1960 và được sử dụng trong các sản phẩm massage. Đến năm 1990 loại động cơ này được phát triển để có thể sử dụng trong các thiết bị điện thoại di động (cell phone). Ở thời điểm hiện tại, động cơ rung đã được thiết kế với rất nhiều loại khác nhau để phù hợp cho các thiết bị di động, thiết bị cảnh bảo, thiết bị y tế, GPS trackers, các loại dụng cụ, máy móc công nghiệp, máy đầm, máy sàn lọc, máy rung, máy quét, máy phân tách,… Trong các thiết bị này, động cơ rung là cốt lõi để tạo ra lực rung nhằm phục vụ các mục đích theo yêu cầu

động cơ rung cho thiêt bị di động

2/ Cấu tạo motor rung ?

Đây có thể là động cơ DC hoặc AC với kích thước nhỏ gọn nhất nhưng vẫn phải đảm bảo được lực rung theo yêu cầu. Mục đích chính của thiết bị này là tạo ra lực rung để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (dân dụng và công nghiệp).

Cấu tạo rất đơn giản, bao gồm một động cơ được gắng hoặc ở một đầu hoặc ở 2 đầu các khối quay lệch tâm khi động cơ quay. Chính việc quay lệch tâm này sẽ tạo ra lực rung cho toàn bộ động cơ, động cơ được gắng vào các thiết bị hoặc bộ phận khác thì lực rung sẽ được truyền đi.

cấu tạo động cơ rung

Bộ phận vỏ của động cơ vô cùng quan trọng vì nó phải chịu lực rung lớn, việc kết nối giữa vỏ động cơ và các bộ phận khác khiến nó vào đảm bảo đủ độ bền. Nên trong công nghiệp vỏ thường được đúc nguyên khối và dính liền với phần chân.

Đối với các loại nhỏ sử dụng trong điện thoại di động hoặc các thiết bị cầm tay nhỏ, motor rung thường chỉ gắng khối quay lệch tâm ở 1 đầu. Đối với các loại đầm rung được sử dụng trong công nghiệp thì sẽ gắng khối quay lệch tâm ở đâu để đạt được lực rung lớn nhất.

Các khối quay lệch tâm được ghép lại từ nhiều tấm nhỏ nên người sử dụng có thể thay đổi góc lệch để thay đổi lực rung (các thiết bị )

3/ Nguyên lý hoạt đông

Khi hoạt động, khối quay lệch tâm sẽ tạo ra lực ly tâm. Chính vì việc không cân bằng sẽ tao ra lực theo hướng trục z và trục x đối với mỗi khối quay lệch tâm

Frequency:  Fvibration = (Motor RPM)/60

Force: Fvibration = m * r * w2

  • m: khối lượng của khối quay lệch tâm
  • r: độ lệch
  • w: tốc độ của động cơ

Lực ly tâm được tính theo công thức như trên. Dựa vào mối quan hệ của các thành phần trông công thức, chúng ta có thể kết luận rằng: Một khối quay lệch tâm có khối lượng lớn với độ lệch lớn sẽ tạo ra một lực rung có biến độ lớn. Ngoài ra, khi tăng số vòng quay của động cơ thì lực rung cũng tăng lên

4/ Ứng dụng của motor rung

  • Trong các thiết bị cầm tay, điện thoại, thiết bị di động,…
  • Trong các thiết bị cảnh báo an ninh
  • Các thùng chứa nguyên vật liệu (có thể di chuyển thành dòng)
  • Trong ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất đồ nhựa
  • Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
  • Các loại máy móc y tế, máy massage
  • Máy đầm
  • Nghành công nghiệp khoá chất

ứng dụng động cơ rung trong các loại máy móc


Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không công khai. Những mục có dấu * là bắt buộc

Chat hỗ trợ
Chat ngay