0 0
0
No products in the cart.

Vấn đề môi trường của vật liệu và phụ liệu

1.Chọn lựa vật liệu và phụ liệu
Chỉ được sử dụng các loại vật liệu và phụ liệu không gây hại cho sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường để sản xuất, gia công và phải xử lý tiêu hủy chúng.
Để đánh giá một loại vật liệu, cần phải xem xét tổng thể các yếu tố gây ô nhiễm môi trường: Bắt đầu với việc gia công chế tạo ra sản phẩm, bao gồm trước hết việc sử dụng an toàn, không gây nguy hại cho người tiêu dùng, và cuối cùng là khả năng tái chế sử dụng của nó.
2.Sự tiêu thụ năng lượng và tác hại môi trường khi sản xuất các vật liệu

Sự tiêu thụ năng lượng. Cần một lượng năng lượng lớn để sản xuất các vật liệu từ nguyên liệu thiên nhiên (tạo ra đầu tiên) (Bảng 1).

bang1-tieu-thu
 


Điều này đặc biệt đối với nhôm và đồng. Mức tiêu hao năng lượng trong việc tái tạo ra kim loại từ phế liệu kim loại thì thấp hơn đáng kể, có nghĩa là từ vật liệu tái chế. Chủ yếu phế liệu kim loại được tái chế. Đối với chất dẻo người ta vẫn còn đang tìm kiếm những phương pháp thích hợp.
Ô nhiễm môi trường. Việc sản xuất kim loại sinh ra bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Chỉ với hệ thống lọc khí tải phức tạp và tốn kém mới có thể giảm đến một mức độ chấp nhận được đối với môi trường. Về khả năng chấp nhận được cho môi trường thì đối với chất dẻo có một sự khác biệt lớn. Trong khi việc sản xuất các chất dẻo thí dụ như polyethylen không gây ra vấn đề, thì trong việc sản xuất PVC cần phải có những biện pháp để bảo vệ môi trường trên diện rộng vì những thành phần chứa chất clor của nguyên liệu đầu vào và sự độc hại của các bán sản phẩm trung gian. Tương tự, việc đốt phế liệu PVC cũng gặp phải các vấn đề như thế.

3.Tái chế kim loại
Phần lớn các phương pháp sản xuất đều cho ra phế liệu thí dụ phoi, phần thừa khi dập, phần bỏ đi từ đúc và phế phẩm (Hình 1).

hinh1-rac-thai-kim-loai
 

Ngay cả các sản phẩm lắp ráp thí dụ như máy móc, ô tô, đồ dùng gia dụng..v.v. sau khi sử dụng cũng bị vứt bỏ và được thu gom chở đến bãi phế thải và cần được xử lý tiêu hủy. Các loại rác thải này và các dụng cụ máy móc cũ là những nguồn nguyên liệu quý giá và phải được đưa trở lại chu trình sản xuất vật liệu (Hình 2).

hinh2-dong-luan-chuyen-vat-lieu
 

Chúng phải được thu gom theo loại hay được phân loại riêng biệt. Đối với kim loại, việc tái chế đã được thực hiện từ lâu. Các loại vật liệu như sắt và thép được sử dụng lại gần 100%. Đối với các loại nguyên liệu đồng và nhôm, do các chi tiết nhỏ, nên tỷ lệ tái chế khoảng 75%.

4.Tái chế các chất dẻo
Việc tái chế các chất dẻo hiện nay mới chỉ là bước đầu. Những thành công đầu tiên đã đạt được trong kỹ nghệ ô tô: các bộ phận làm từ nhựa nhiệt dẻo của các xe cũ được nghiền nhỏ thành dạng hạt để chế tạo ra những bộ phận mới (Hình 3).

hinh3-tai-che-vat-lieu
 

Điều kiện tiên quyết được đặt ra là phải thu gom các phế liệu theo loại trước hay phân loại các bộ phận cũ sau. Công việc này được đơn giản hóa bằng việc các cấu kiện phải được thiết kế để tháo rời dễ dàng và có nhãn in nổi về chủng loại. Thí dụ của một nhãn đánh dấu: ABS Typ 207; có nghĩa là Acrylnitril-Butadien-Styren, loại 207.


 


Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không công khai. Những mục có dấu * là bắt buộc

Chat hỗ trợ
Chat ngay